Giải thưởng Công trình nghiên cứu xuất sắc nhất tại Hội thảo khu vực Autralia – Asia về Hệ thống thông tin (ACIS) năm 2020 vừa được trao cho các nghiên cứu về chuyển đổi số của FPT do ĐH RMIT thực hiện.

Đây là các nghiên cứu được RMIT phối hợp thực hiện cùng FPT, phân tích phương pháp luận mới mang tên FPT Digital Kaizen do Tập đoàn phát triển nhằm hướng dẫn chuyển đổi số với hiệu quả và hiệu suất cao, khi số liệu cho thấy nhiều doanh nghiệp chưa tự tin chuyển đổi sang không gian kỹ thuật số.

Theo anh Trần Đức Trí Quang, Giám đốc đơn vị FCJ.ABC chuyên mảng phân tích, dự báo nhu cầu (demand forecast) và giải pháp của FPT Software, trong một lần trò chuyện với một nhà nhiên cứu của ĐH RMIT trên Linkedin, anh có nói về chuyển đổi số và chia sẻ về Digital Kaizen của nhà F.

“Sau đó, Tiến sĩ Đặng Phạm Thiên Duy, trưởng nhóm nghiên cứu của ĐH RMIT, mời FPT cùng viết sách về Digital Kaizen. Sách đang in ấn, chuẩn bị xuất bản. Rồi nhóm ĐH RMIT dựa trên thông tin từ sách viết thành bài nghiên cứu (research paper) và giành giải”, anh Quang chia sẻ và cho hay nghiên cứu nói riêng và sách sắp xuất bản nói chung giúp cộng đồng hiểu rõ hơn phương pháp luận khoa học về chuyển đổi số của FPT.

Tran-Duc-Tri-Quang-JPG-6144-15-1792-8157

Anh Trần Đức Trí Quang, Giám đốc đơn vị FCJ.ABC (FPT Software), đồng tác giả sách về Digital Kaizen.

Dựa trên Kaizen, triết lý của Nhật Bản chú trọng vào việc cải tiến liên tục không ngừng, FPT Digital Kaizen tập trung đưa triết lý truyền thống này vào triển khai chuyển đổi kỹ thuật số. Theo triết lý này, các chương trình chuyển đổi kỹ thuật số quy mô lớn và phức tạp có thể được chia thành hàng loạt sáng kiến ​​nhỏ nhưng hiệu quả và có thể triển khai trong khoảng thời gian ngắn.

Trưởng nhóm nghiên cứu Tiến sĩ Đặng Phạm Thiên Duy cho biết cách tiếp cận mới tạo điều kiện cải tiến nhanh chóng nhằm tối đa hóa việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số, tối ưu hóa quy trình làm việc và nâng cao khả năng sẵn sàng thay đổi kỹ thuật số của doanh nghiệp. “Nghiên cứu còn nêu bật tiềm năng gặt hái được những kết quả phong phú từ sự hợp tác giữa các nghiên cứu viên thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và các doanh nghiệp công nghệ chủ chốt tại Việt Nam”, Tiến sĩ Đặng Phạm Thiên Duy nhấn mạnh.

Hinh-1-5944-1610619696.jpg

Thành viên nhóm nghiên cứu đến từ Đại học RMIT tại Việt Nam: (từ trái qua phải) Tiến sĩ Hoàng Ái Phương, Tiến sĩ Đặng Phạm Thiên Duy và Võ Thị Diễm Trang.

Công trình nghiên cứu “FPT Digital Kaizen: Phương pháp tiếp cận để thực hiện các dự án chuyển đổi kỹ thuật số quy mô lớn” được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu từ Đại học RMIT tại Việt Nam và Australia, gồm Tiến sĩ Đặng Phạm Thiên Duy, Tiến sĩ Hoàng Ái Phương, Võ Thị Diễm Trang và Giáo sư Karlheinz Kautz. Nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ hoàn thiện và xuất bản một chương sách về phương pháp Digital Kaizen vào năm 2021.

FPT Digital Kaizen là một phương pháp được FPT áp dụng nhằm toàn diện hoá quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp bằng cách thấu hiểu nhu cầu, tầm nhìn và mục tiêu.

Phương pháp này được phát triển dựa trên 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin kết hợp với kinh nghiệm chuyển đổi số thực tế của ông Phương Trầm – cựu CIO của một trong những công ty hóa chất lớn nhất thế giới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *